"Cung Nhau" event

Student Name/ Tên Sinh Viên

Trần Ngọc Nhật Phương


Saigon is often known as a non-sleeping city. And for a long time, “nhậu” has become a unique drinking culture in Saigon because of its affection, hospitality, and solidarity. Around Saigon, a typical image is groups of men drinking together on sidewalks. In contrast, many women might lack comfortable gathering with their friends to go for “nhậu”, especially the housewives who are busy all day and night.


In the context of the vibrant life of Saigon, many women experienced difficulties and obstacles. Even though women are strong, having someone to talk to is a more effective way to release the tension and negativity. Therefore, despite some barriers restricting women's access to the drinking culture, the "Cùng Nhau" event (which is "Be Together") becomes a gathering space for women to relieve stress, enjoy a memorable experience together, and bring a more positive view of "nhậu" culture.


“Gathering” was the main concept for this event. By organizing on the Y bridge above and under the bridge, “Cùng Nhau” witnessed a mixture of contrasting images co-exist in Saigon. Above the bridge, people can feel the vibrant and crowdedness of the city, while under the bridge, it has more fresh air and green spaces. According to the activity, “Sharing” was the key activity for the event. Not only sharing the stories through conversations, but the participants could bring specialty food and drinks to share with everyone. As a result, these create the start of comfortable interactions to encourage women to express themselves freely.


In conclusion, not only becoming a more creative and story-telling infrastructure, but the event also brings opportunities for women to share their experiences to tackle feelings of loneliness and isolation by providing comfort and connection. Therefore, the bridge space becomes a social interaction hub and approaches women closer by empowering their roles.

- Trần Ngọc Nhật Phương


ABOUT THE COLLABORATION

This semester-long course investigates the intricate relationships between City, Community and Museum, through the Capstone 1 course, Design Studies, RMIT Vietnam.


This exhibition presents the results of a semester-long investigation into the intricate relationships between City, Community and Museum, through the Capstone 1 course, Design Studies, RMIT Vietnam.


Capstone 1 is the first course undertaken by the students in the third year. The course is designed to mediate the transition from taught courses in years 1+2 to an independent project developed in Capstone 2. The course is semi-autonomous, allowing the students to explore the three areas independently while receiving guidance and advice from the staff team.


The engine room of the course is defined through the development of three ‘Gigamaps’. Gigamaps are a systems mapping process, encouraging investigation into the three core areas of city, community and museum. The students start by mapping their own neighbourhood, documenting as many elements and systems they see operating outside their front door. The systems are then extended into the wider city, as they investigate how the city works. They apply the same technique to the community. Finally, they explore the museum, to identify how its systems engage with the city and the communities it houses.


From this extensive data, the students identify areas of fascination, connecting, if possible, between the three maps. This will lead to an understanding of what is not represented in the museum, and ways in which the students' fascinations could be the start of documentation and archival process of culturally important activities. These activities are seen as ‘every day’ but reflect what makes Saigon and its population unique to Vietnam, S.E. Asia and beyond.


The outcome reflects the importance of the tangible and intangible cultural heritage of the ‘everyday’ experience. The spaces of Saigon are not just the Heritage Villas, but the rest of the city that fills in the spaces between urban centres. How communities use urban space, and their forms of transitional and fluid occupation are critical in maintaining a Saigon and Vietnamese identity.


The course works with the museum, developing its identity as a repository of Saigon’s past and also as an activator and curator of the current and future, of Saigon. Through this project, the Museum is investing in the future heritage, one defined by the students understanding and fascination with this constantly changing city.


Sài Gòn thường được biết đến là “Thành phố không ngủ”. Và đã từ lâu, “nhậu” trở thành một nét đặc trưng ở Sài Gòn bởi sự gần gũi, hào phóng và giản dị. Người Sài Gòn “nhậu” ở khắp mọi nơi và cũng không bó buộc trong bất cứ một quy chuẩn nào. Dạo quanh Sài Gòn, hình ảnh thường thấy là những nhóm đàn ông cùng ngồi nhậu trên vỉa hè. Ngược lại, nhiều phụ nữ có thể sẽ cảm thấy không thoải mái khi tụ tập cùng bạn bè đi “nhậu”, nhất là những phụ nữ nội trợ bận rộn cả ngày lẫn đêm.


Trong bối cảnh nhịp sống sôi động của Sài Gòn, không ít phụ nữ đã phải trải qua những khó khăn, trở ngại. Dù họ là người rất mạnh mẽ nhưng việc có người để trò chuyện lại là cách hiệu quả để giải tỏa căng thẳng và tiêu cực. Vì vậy, bất chấp một số rào cản hạn chế việc tiếp cận văn hóa uống rượu của phụ nữ, sự kiện “Cùng Nhau” là nơi để họ cùng nhau giải tỏa áp lực và tận hưởng những trải nghiệm đáng nhớ cũng như đem lại cái nhìn tích cực hơn về văn hóa "nhậu".

 

“Tụ họp” là chủ đề chính cho sự kiện này. Thông qua việc tổ chức ngay cầu chữ Y ở hai khu vực trên và dưới cầu, “Cùng Nhau” chứng kiến sự pha trộn giữa những hình ảnh tương phản cùng tồn tại ở Sài Gòn. Ở trên cầu, mọi người có thể cảm nhận được sự sôi động và sầm uất của thành phố, trong khi ở dưới cầu lại là không gian xanh với  không khí trong lành. Về các hoạt động, “Chia sẻ” là điểm nhấn đặc biệt. Không chỉ chia sẻ những câu chuyện mà những người tham gia còn có thể mang những món ăn, thức uống đặc sản đến chia sẻ với mọi người. Kết quả là, những điều này tạo ra sự khởi đầu cho những tương tác thoải mái để khuyến khích phụ nữ tự do thể hiện bản thân.


Nói tóm lại, không chỉ trở thành một khu vực mang tính kể chuyện và sáng tạo mà sự kiện này còn mang đến cơ hội cho phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết cảm giác cô đơn bằng cách đem lại sự thoải mái và kết nối. Qua sự kiện này, không gian bên cầu chữ Y trở thành cầu nối giao tiếp xã hội và tiếp cận đến phụ nữ bằng cách nâng cao vai trò của họ.

- Trần Ngọc Nhật Phương


GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Khóa học dài kỳ này nghiên cứu các mối quan hệ phức tạp giữa Thành phố, Cộng đồng và Bảo tàng, thông qua bộ môn Capstone 1, Ngành Thiết Kế Ứng Dụng, RMIT Việt Nam.


Triển lãm này trình bày kết quả của một cuộc điều tra dài suốt học kỳ về các mối quan hệ phức tạp giữa Thành phố, Cộng đồng và Bảo tàng, thông qua lớp Capstone 1, Ngành Thiết Kế Ứng Dụng, RMIT Việt Nam.


Capstone 1 là khóa học đầu tiên trong năm thứ ba của sinh viên. Khóa học được thiết kế để trung chuyển từ các lớp được giảng dạy trong năm 1+2 sang một dự án độc lập được phát triển tại Capstone 2. Khóa học mang tính tự học một phần, cho phép sinh viên khám phá ba lĩnh vực một cách độc lập đồng thời nhận được sự hướng dẫn và tư vấn từ đội ngũ giảng viên.


Mục tiêu của khóa học được xác định thông qua việc phát triển ba ‘Gigamaps’. Gigamaps là một quá trình lập hệ thống bản đồ, khuyến khích điều tra về ba lĩnh vực cốt lõi của thành phố, cộng đồng và bảo tàng. Các sinh viên bắt đầu bằng cách lập bản đồ khu vực lân cận nơi họ sống, ghi lại càng nhiều yếu tố và hệ thống mà họ thấy hoạt động bên ngoài nhà họ. Các hệ thống sau đó được mở rộng đến quy mô thành phố, khi họ điều tra cách hoạt động của thành phố. Họ áp dụng kỹ thuật tương tự cho cộng đồng. Cuối cùng, họ khám phá bảo tàng, để xác định cách hệ thống của nó kết nối với thành phố và các cộng đồng mà nó lưu giữ.


Từ dữ liệu mở rộng này, sinh viên tìm ra các điểm hấp dẫn, kết nối, nếu có thể, là giữa cả ba bản đồ. Điều này sẽ dẫn đến sự hiểu biết về những điều không được đại diện trong bảo tàng, và những cách mà niềm đam mê của sinh viên có thể là sự khởi đầu của một tài liệu và quá trình lưu trữ các hoạt động quan trọng về văn hóa. Những hoạt động này được coi là ‘hàng ngày‘ nhưng lại phản ánh những điều làm cho Sài Gòn và con người nơi đây trở nên độc đáo đối với Việt Nam, Châu Á và hơn thế nữa.


Kết quả phản ánh tầm quan trọng của di sản văn hóa hữu hình và phi vật thể của trải nghiệm ‘hàng ngày’. Các không gian của Sài Gòn không chỉ là các Biệt thự Di sản, mà còn là phần còn lại của thành phố lấp đầy các không gian giữa các trung tâm đô thị. Cách các cộng đồng sử dụng không gian đô thị, các hình thái cư trú chuyển tiếp và linh động là rất quan trọng trong việc duy trì bản sắc Sài Gòn và Việt Nam.


Khóa học làm việc với bảo tàng, phát triển bản sắc của nó như một nơi lưu trữ về quá khứ của Sài Gòn và cũng là nguồn khởi động và vận hành của hiện tại và tương lai, Sài Gòn. Thông qua dự án này, Bảo tàng đang đầu tư vào di sản tương lai, một trong những định nghĩa của sinh viên về sự hiểu biết và niềm đam mê của thành phố luôn thay đổi này.


Process book

Read More

By RMIT Vietnam 23 Jan, 2024
Studio-V
By RMIT Vietnam 27 Sep, 2023
Design Studies | Capstone 1
By RMIT Vietnam 23 Sep, 2023
Design Studies | Capstone 1
Show More
Share by: