Morphing and Hybrid

Student Name/ Tên Sinh Viên

Nguyễn Thu Minh


After completing 3 system maps of nature, technical and emotion, I randomly picked out 3 relations from each of them, mixed them all then created a new relation which definitely did not make any sense at all as it was told in the assignment. The thing is, I was thinking a lot about the final relation that had 3 words I wanted right at the beginning and thinking “welp then just pick out 3 relations that have 3 words I need and nail the assignment. How smart I am!”. Fortunately, I was wise at the time to realize it was a process in reverse and I could have missed the whole point of the course, which is training myself to think systematically in any circumstance and to progress through time as it is how the creative process works. Then I started over and was seriously random, learning to work with what I got. The visual treatment was kind of a lot for me since I edited everything in 3D Blender and then brought the whole wavefront.obj files into Photoshop to arrange them, texture colouring and layered a massive amount of blending modes on top.


The Morphing is fine since I made it show the process of the acacia thorn branch slowly becoming heavier and heavier into the shape of the wheel, under the influence of the chemical fluid. It happened to the Hybrid that I took the aesthetic outcome too seriously that the Hybrid still did not show a whole new thing kind of species. I created a somehow hybrid environment for it to be in, but there was still a thin line of 3 things (acacia thorn-sink-bike) to really become one. I think I can try to work on that in my own time. So far, it is really nice to know that I worked with digital materials much better than I thought I could have and I’m glad with the final outcome of the hardworking randomness.


Working Process

In the past, designers worked mostly with industries to help produce "things". More recently, our societies have become larger and more complex. We now work with things, places, people, events, and interactions in relationships. These relationships and their outcomes are called systems. Designers observe and analyze them, we modify and create them, and we explain and present them to other people. Systems are present today in most design approaches, especially in areas like social practice and service design, identity and interactive projects, and in design for ecological or environmental sustainability. When we design anything, we add to or create a system and that system will probably work with other systems. Knowing how to see and map a system can help us to analyze problem situations and generate more effective, impactful and enjoyable design responses. A systems map can be a powerful tool to visualize, model, discuss, and share with project partners and interested people.


Sau khi hoàn thành 3 bản đồ hệ thống về tự nhiên, công nghệ và cảm xúc, tôi chọn ngẫu nhiên từ mỗi bản đồ 3 hệ, trộn chúng lại với nhau rồi tạo ra hệ mới hoàn toàn không có ý nghĩa gì như trong đề bài đã yêu cầu. Vấn đề là, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về hệ cuối cùng có 3 từ mà tôi muốn ngay từ đầu và nghĩ rằng “vậy thì chỉ cần chọn ra 3 hệ có 3 từ mình cần rồi làm bài này. Quá là thông minh luôn”. May mắn thay, tôi đã khôn ngoan khi nhận ra rằng đó là một quá trình ngược đời và tôi có thể đã bỏ lỡ điểm mấu chốt của cả môn học, đó là rèn luyện bản thân để suy nghĩ một cách có hệ thống trong mọi tình huống, để tiến bộ theo thời gian vì đó là cách hoạt động của quá trình sáng tạo. Sau đó, tôi bắt đầu lại và lần này thực sự ngẫu nhiên, học cách làm việc với những gì mình có. Việc xử lý hình ảnh khá tốn thời gian và căng thẳng vì tôi đã chỉnh sửa mọi thứ trong 3D Blender, sau đó đưa toàn bộ tệp wavefront.obj vào Photoshop để sắp xếp, tô màu texture và chồng một lượng lớn các blending modes lên trên.


Bức Biến Dạng vẫn ổn vì tôi đã làm nó thể hiện được quá trình cành cây keo gai từ từ trở nên nặng hơn và biến đổi thành chiếc bánh xe máy dưới tác động của chất lỏng hóa học. Bằng một cách tình cờ, bức Lai Giống không thể thể hiện một giống loài hoàn toàn mới vì tôi đã quá coi trọng vấn đề về mặt thẩm mỹ. Tôi đã tạo ra một môi trường kết hợp bằng cách nào đó để nó ở đó, nhưng vẫn còn một ranh giới mỏng manh giữa 3 thứ (gai-chìm-xe máy) để chúng thực sự trở thành một. Tôi nghĩ rằng mình có thể cố gắng làm việc đó trong thời gian rảnh của mình sau khóa học. Giờ nhìn lại, tôi nhận ra các vấn đề về mặt kĩ thuật của mình tốt hơn nhiều so với những gì tôi nghĩ mình có thể làm và tôi rất vui với kết quả cuối cùng của cả tháng chỉ để “ngẫu nhiên một cách chăm chỉ.


Quá Trình Làm Dự Án

Trước đây, các nhà thiết kế chủ yếu làm việc với các ngành công nghiệp để giúp sản xuất "mọi thứ". Gần đây, xã hội của chúng ta đã trở nên lớn hơn và phức tạp hơn. Bây giờ chúng ta làm việc với sự vật, địa điểm, con người, sự kiện và tương tác trong các mối quan hệ. Những mối quan hệ này và kết quả của chúng được gọi là hệ thống. Các nhà thiết kế quan sát và phân tích chúng, họ sửa đổi và tạo ra chúng, đồng thời giải thích và giới thiệu chúng cho những người khác. Ngày nay, các hệ thống có mặt trong hầu hết các phương pháp tiếp cận thiết kế, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thực hành xã hội và thiết kế dịch vụ, các dự án tương tác và nhận dạng, cũng như trong thiết kế cho sự bền vững về sinh thái hoặc môi trường. Khi thiết kế bất cứ thứ gì, họ thêm vào hoặc tạo ra một hệ thống và hệ thống đó có thể sẽ hoạt động với các hệ thống khác. Biết cách xem và lập bản đồ một hệ thống có thể giúp họ phân tích các tình huống có vấn đề và tạo ra các giải pháp thiết kế hiệu quả, có tác động và thú vị hơn. Bản đồ hệ thống có thể là một công cụ mạnh mẽ để trực quan hóa, lập mô hình, thảo luận và chia sẻ với các đối tác dự án và những người quan tâm.


Read More

By RMIT Vietnam January 13, 2025
Creative Thinking & Innovation
By RMIT Vietnam January 13, 2025
Design and Computing 1 (Applications)
By RMIT Vietnam January 10, 2025
Design Studio 3: Systems of Design
By RMIT Vietnam January 10, 2025
Design Studio 3: Systems of Design
Show More