Cay Nha La Vuon
Student Name/ Tên Sinh Viên
Bùi Hoàng Ngọc Nhi
‘Cây nhà lá vườn' is a speculative design that introduces a sustainable transformation from the use of old-fashioned electric lights to ecological sources, using flora, in order to tackle the risk of power shortage and illuminate the nightlife.
The project name 'Cây nhà lá vườn' is a Vietnamese idiom related to trees and plants, which are the featured elements in this project. The figurative meaning of 'Cây nhà lá vườn' refers to the rustic lifestyle of the Vietnamese people. This is also the spirit that my speculative design aims to achieve. In the year 2047, the future will be full of innovation but still associated with the daily indigenous lifestyle of the Vietnamese people, which is homely, bizarre, and entertaining.
By visualizing how plants can be transformed into a novel light source, the project aims to raise public awareness about the impact of our insatiable use of electricity and lighting devices.
This document traces the development of 'Cây nhà lá vườn'; including its journey from initial concept to the finalization of a 3D animation prototype and visual eventscape spanning from the present day to 2047.
Working Process
Students undertaking Capstone 1, in Design studies, are tasked with building complex mappings of the spaces in which they live and operate outside of university. The students start by mapping their own neighbourhood, documenting, and collecting data from observations outside of their front door, extending to the wider community and the relations to the wider city, as they investigate how urban space accommodates the habits and rituals of human and non-human life.
From this extensive data, the students identify areas of fascination, through the connections and relationships within their mappings. This will lead to the start of the documentation and archival process of culturally important activities.
The students will then transition this into a future scenario, looking at 25 years' time. This will present design opportunities that may seem out of place today but will make sense in a future context. The design objects are less critical, but they provide a vehicle for the students to demonstrate their design skills, to complement their portfolio.
‘Cây nhà lá vườn’ là một thiết kế giả định giới thiệu sự chuyển đổi bền vững từ việc sử dụng đèn điện kiểu cũ sang các nguồn sinh thái, sử dụng hệ thực vật, nhằm giải quyết nguy cơ thiếu điện và thắp sáng cuộc sống về đêm.
Tên dự án ‘Cây nhà lá vườn’ là một thành ngữ Việt Nam liên quan đến cây cối và thực vật, là những yếu tố đặc trưng trong dự án này. Nghĩa bóng của 'Cây nhà lá vườn' chỉ lối sống bình dị của người dân Việt Nam. Đây cũng chính là tinh thần mà thiết kế giả định của tôi hướng tới. Vào năm 2047, tương lai sẽ đầy sự đổi mới nhưng vẫn gắn liền với lối sống hàng ngày của người dân Việt Nam, đó là sự giản dị, tươi vui và sôi nổi.
Bằng cách hình dung cách các loài cây có thể biến thành nguồn sáng mới, dự án nhằm mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của việc chúng ta sử dụng hoang phí nguồn điện và các thiết bị chiếu sáng.
Tài liệu này tường thuật lại quá trình phát triển của 'Cây nhà lá vườn', bao gồm hành trình từ ý tưởng ban đầu đến hoàn thiện nguyên mẫu hoạt hình 3D và bức tranh toàn cảnh kéo dài từ hiện tại đến năm 2047.
Quá Trình Làm Dự Án
Sinh viên học Capstone 1, trong chương trình Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo, được giao nhiệm vụ xây dựng các bản đồ phức tạp của không gian nơi họ sống và hoạt động bên ngoài trường đại học. Các sinh viên bắt đầu bằng cách lập bản đồ khu phố của riêng họ, ghi lại và thu thập dữ liệu từ các quan sát bên ngoài cửa trước của họ, mở rộng từ cộng đồng và các mối quan hệ lớn hơn đến thành phố rộng hơn, khi họ nghiên cứu cách không gian đô thị đáp ứng các thói quen và lễ nghi thuộc về con người và không phải con người.
Từ dữ liệu mở rộng này, sinh viên xác định các lĩnh vực hấp dẫn, thông qua các kết nối và mối quan hệ trong bản đồ của họ. Điều này sẽ dẫn đến việc bắt đầu quy trình lập tài liệu và lưu trữ các hoạt động văn hóa quan trọng.
Sau đó, các sinh viên sẽ đặt những dữ liệu này vào thành một bối cảnh trong tương lai, trong khoảng 25 năm tới. Điều này sẽ dẫn tới các cơ hội thiết kế có vẻ không phù hợp với hiện tại nhưng sẽ có ý nghĩa trong tương lai. Các đối tượng thiết kế ít quan trọng hơn, nhưng chúng cung cấp phương tiện để sinh viên thể hiện kỹ năng thiết kế của mình, để hoàn thiện hồ sơ năng lực của họ.

Read More